Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
29109

DIÊN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH LÀNG XÃ

Ngày 10/09/2020 16:56:11

* Làng Thổ Phụ:

Làng Thổ Phụ có tên là Thổ Sơn Trang, rồi thôn Thổ Sơn, đến đầu thế kỷ thứ XX mới đổi là Thổ Phụ.

- Diện tích: 68,7 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 40,92 ha; Đất phi nông nghiệp 23,87 ha; Đất GTTL + nghĩa địa 2,83 ha; Đất chưa sử dụng 1,08 ha.

- Dân số: 521người; số hộ: 174 hộ;

- Nhà văn hóa làng: Có; diện tích: 136 m2 ;

- Khu thể thao làng: Có; diện tích: 2.561m2 ;

- Vị trí địa lý: Phía Nam giáp Vĩnh Thành; phía Tây giáp Sông Mã; phía Bắc giáp thôn Phú Lĩnh; phía Đông giáp làng Phố Mới.

* Làng Xuân Giai:

Năm 1428, Lê Lợi đại thắng giặc Minh, đất nước thái bình, nhà vua có chính sách khuyến khích nông dân khai phá đất hoang hóa phát triển sản xuất, xây dựng làng xóm yên bình. Phố Hoa Nhai chuyển thành làng Hoa Nhai chuyên sản xuất nông nghiệp. Từ đây một số dòng họ lại đến sinh cơ lập nghiệp trên đất Hoa Nhai. Đời Thiệu Trị (1841 - 1847) kiêng chữ Hoa (tên huý mẹ vua Thiệu Trị) nên đổi làng Hoa Nhai thành làng Xuân Nhai. Đến đời Thành Thái (1889 - 1907), làng Xuân Nhai lại đổi thành làng Xuân Giai.

- Diện tích: 102,41 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 71,81 ha; Đất phi nông nghiệp 24,4 ha; Đất GTTL + nghĩa địa 4,7 ha; Đất chưa sử dụng 1,5 ha.

- Dân số: 1.080 người; số hộ: 327 hộ;

- Nhà văn hóa làng: Có; diện tích: 140 m2 ;

- Khu thể thao làng: Có; diện tích: 6.000 m2

- Vị trí địa lý: Phía Đông giáp Vĩnh Long; phía Nam giáp làng Phố Mới; phía Tây giáp làng Phú Lĩnh; phía Bắc giáp làng Tây Giai.

* Làng Tây Giai:

Làng Tây Giai còn có tên phường Lan Giai, Tây Nhai, Tây Vệ. Đất của làng Tây Giai ở hiện nay, trước kia cũng là đất động An Tôn, huyện Vĩnh Ninh (nay là huyện Vĩnh Lộc). Vào cuối thời Trần, mảnh đất này lác đác đã có cư dân sinh sống. Từ khi xây dựng thành An Tôn (1397) nhà Hồ cho xây dựng các đường phố, xây dựng chợ, đặt ra các phường, trong đó có phường Lan Giai, nay là làng Tây Giai, chợ Tây Đô nay là chợ Tây...

Làng Tây Giai hiện có các dòng họ đang sinh sống đó là: Trương, Phạm, Nguyễn, Dương, Lê, Đào, Ngô, Lưu, Vũ, Hoàng, Đỗ, Trịnh... Trong đó họ Trương là đông nhất, nhưng họ Trương lại có tới 4 dòng đó là Trương Bá, Trương Trọng, Trương Đình, Trương Văn. Họ Nguyễn có 3 dòng, họ Phạm 2 dòng, họ Lê 2 dòng.

- Diện tích: 198,17 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 129,79 ha; Đất phi nông nghiệp 57,74 ha; Đất GTTL + nghĩa địa 6,9 ha; Đất chưa sử dụng 3,74 ha.

- Dân số: 1.959 người; số hộ: 561 hộ;

- Nhà văn hóa làng: Có; diện tích: 312 m2 ;

- Khu thể thao làng: Có; diện tích: 2.800 m2

- Vị trí địa lý: Phía Tây giáp Vĩnh Yên; phía Đông giáp Vĩnh Long; phía Bắc giáp Vĩnh Yên; phía Nam giáp làng Phú Lĩnh.

* Làng Phương Giai:

Làng Phương Giai có tên là Vạn Ninh Phường, Phương Nhai, Phương Vệ. Làng có nguồn gốc từ một cụm dân cư ở Cồn Xấm (nay là đất làng Phố Mới - khu vực Ngã ba đi Kim Tân). Theo truyền lại vùng dân cư ở Cồn Xấm đã có trước khi Hồ Quý Ly cho xây dựng thành An Tôn (1397). Năm 1400 Hồ Quý Ly xưng Vương tại Tây Đô, các cụm dân cư xung quanh thành được đặt tên mới. Cụm dân cư ở Cồn Xấm gọi là Vạn Ninh Phường (phường Vạn Ninh) nằm trong khu vực hành chính Kinh đô nhà Hồ.

- Diện tích: 46,56 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 29,1 ha; Đất phi nông nghiệp 14,0 ha; Đất GTTL + Nghĩa địa 2,42 ha; Đất chưa sử dụng 1,04 ha.

- Dân số: 629 người; số hộ: 170 hộ;

- Nhà văn hóa làng: Có; diện tích: 130 m2 ;

- Khu thể thao làng: Có; diện tích: 2.600 m2

- Vị trí địa lý: phía Tây giáp Vĩnh Thành; phía Đông giáp Thị Trấn; phía Nam giáp Vĩnh Thành; phía Bắc giáp làng Thổ Phụ.

* Làng Phú Lĩnh:

Làng Phú Lĩnh còn có tên là Phú Sơn. Làng nằm sát bên dòng sông Mã và lại có một quả núi nhỏ và thấp quen gọi là núi Phú Lĩnh. Nhưng núi Phú Lĩnh cũng liền một dãy với núi Ngưu Ngoạ (trâu nằm) của làng Thọ Đồn (xã Vĩnh Yên).

- Diện tích: 72,2 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 41,49 ha; Đất phi nông nghiệp 25,94 ha; Đất GTTL + nghĩa địa 3,25 ha; Đất chưa sử dụng 1,52 ha.

- Dân số: 605 người; số hộ: 183 hộ;

- Nhà văn hóa làng: Có; diện tích: 144 m2 ;

- Khu thể thao làng: Có; diện tích: 1.821 m2

- Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp Vĩnh Yên; phía Nam giáp thôn Thổ Phụ; phía Tây giáp Sông Mã; phía Đông giáp làng Xuân Giai.

* Làng Phố Mới:

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hóa, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu, có phát triển kinh tế dịch vụ không những ở thành thị mà ở cả nông thôn. Thực hiện chủ trương của huyện về xây dựng khu vực Ngã Ba đi Kim Tân trở thành khu vực dịch vụ thương mại, tháng 11 năm 1993 Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Tiến cắt đất ở cho nhân dân dọc Quốc lộ 45 và Quốc lộ 217 từ khu đất có tên là Nổ Đơm đến đền Tam Tổng và xây dựng chợ Tây Đô ở khu Cồn Xấm để hình thành khu dân cư mới và là trung tâm dịch vụ thương mại của xã.

- Diện tích: 7,0 ha, trong đó: Đất phi nông nghiệp 6,14 ha; Đất GTTL + nghĩa địa 0,86 ha.

- Dân số: 420 người; số hộ: 127 hộ;

- Nhà văn hóa làng: Có; diện tích: 140 m2 ;

- Khu thể thao làng: Có; diện tích: 3.000 m2

- Vị trí địa lý: phía Bắc giáp làng Xuân Giai; phía Nam giáp Thị Trấn; phía Tây giáp làng Thổ Phụ; phía Đông giáp Vĩnh Long.

Làng Phố mới lấy ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm là ngày hội làng.

* Làng Thổ Phụ:

Làng Thổ Phụ có tên là Thổ Sơn Trang, rồi thôn Thổ Sơn, đến đầu thế kỷ thứ XX mới đổi là Thổ Phụ.

- Diện tích: 68,7 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 40,92 ha; Đất phi nông nghiệp 23,87 ha; Đất GTTL + nghĩa địa 2,83 ha; Đất chưa sử dụng 1,08 ha.

- Dân số: 521người; số hộ: 174 hộ;

- Nhà văn hóa làng: Có; diện tích: 136 m2 ;

- Khu thể thao làng: Có; diện tích: 2.561m2 ;

- Vị trí địa lý: Phía Nam giáp Vĩnh Thành; phía Tây giáp Sông Mã; phía Bắc giáp thôn Phú Lĩnh; phía Đông giáp làng Phố Mới.

* Làng Xuân Giai:

Năm 1428, Lê Lợi đại thắng giặc Minh, đất nước thái bình, nhà vua có chính sách khuyến khích nông dân khai phá đất hoang hóa phát triển sản xuất, xây dựng làng xóm yên bình. Phố Hoa Nhai chuyển thành làng Hoa Nhai chuyên sản xuất nông nghiệp. Từ đây một số dòng họ lại đến sinh cơ lập nghiệp trên đất Hoa Nhai. Đời Thiệu Trị (1841 - 1847) kiêng chữ Hoa (tên huý mẹ vua Thiệu Trị) nên đổi làng Hoa Nhai thành làng Xuân Nhai. Đến đời Thành Thái (1889 - 1907), làng Xuân Nhai lại đổi thành làng Xuân Giai.

- Diện tích: 102,41 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 71,81 ha; Đất phi nông nghiệp 24,4 ha; Đất GTTL + nghĩa địa 4,7 ha; Đất chưa sử dụng 1,5 ha.

- Dân số: 1.080 người; số hộ: 327 hộ;

- Nhà văn hóa làng: Có; diện tích: 140 m2 ;

- Khu thể thao làng: Có; diện tích: 6.000 m2

- Vị trí địa lý: Phía Đông giáp Vĩnh Long; phía Nam giáp làng Phố Mới; phía Tây giáp làng Phú Lĩnh; phía Bắc giáp làng Tây Giai.

* Làng Tây Giai:

Làng Tây Giai còn có tên phường Lan Giai, Tây Nhai, Tây Vệ. Đất của làng Tây Giai ở hiện nay, trước kia cũng là đất động An Tôn, huyện Vĩnh Ninh (nay là huyện Vĩnh Lộc). Vào cuối thời Trần, mảnh đất này lác đác đã có cư dân sinh sống. Từ khi xây dựng thành An Tôn (1397) nhà Hồ cho xây dựng các đường phố, xây dựng chợ, đặt ra các phường, trong đó có phường Lan Giai, nay là làng Tây Giai, chợ Tây Đô nay là chợ Tây...

Làng Tây Giai hiện có các dòng họ đang sinh sống đó là: Trương, Phạm, Nguyễn, Dương, Lê, Đào, Ngô, Lưu, Vũ, Hoàng, Đỗ, Trịnh... Trong đó họ Trương là đông nhất, nhưng họ Trương lại có tới 4 dòng đó là Trương Bá, Trương Trọng, Trương Đình, Trương Văn. Họ Nguyễn có 3 dòng, họ Phạm 2 dòng, họ Lê 2 dòng.

- Diện tích: 198,17 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 129,79 ha; Đất phi nông nghiệp 57,74 ha; Đất GTTL + nghĩa địa 6,9 ha; Đất chưa sử dụng 3,74 ha.

- Dân số: 1.959 người; số hộ: 561 hộ;

- Nhà văn hóa làng: Có; diện tích: 312 m2 ;

- Khu thể thao làng: Có; diện tích: 2.800 m2

- Vị trí địa lý: Phía Tây giáp Vĩnh Yên; phía Đông giáp Vĩnh Long; phía Bắc giáp Vĩnh Yên; phía Nam giáp làng Phú Lĩnh.

* Làng Phương Giai:

Làng Phương Giai có tên là Vạn Ninh Phường, Phương Nhai, Phương Vệ. Làng có nguồn gốc từ một cụm dân cư ở Cồn Xấm (nay là đất làng Phố Mới - khu vực Ngã ba đi Kim Tân). Theo truyền lại vùng dân cư ở Cồn Xấm đã có trước khi Hồ Quý Ly cho xây dựng thành An Tôn (1397). Năm 1400 Hồ Quý Ly xưng Vương tại Tây Đô, các cụm dân cư xung quanh thành được đặt tên mới. Cụm dân cư ở Cồn Xấm gọi là Vạn Ninh Phường (phường Vạn Ninh) nằm trong khu vực hành chính Kinh đô nhà Hồ.

- Diện tích: 46,56 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 29,1 ha; Đất phi nông nghiệp 14,0 ha; Đất GTTL + Nghĩa địa 2,42 ha; Đất chưa sử dụng 1,04 ha.

- Dân số: 629 người; số hộ: 170 hộ;

- Nhà văn hóa làng: Có; diện tích: 130 m2 ;

- Khu thể thao làng: Có; diện tích: 2.600 m2

- Vị trí địa lý: phía Tây giáp Vĩnh Thành; phía Đông giáp Thị Trấn; phía Nam giáp Vĩnh Thành; phía Bắc giáp làng Thổ Phụ.

* Làng Phú Lĩnh:

Làng Phú Lĩnh còn có tên là Phú Sơn. Làng nằm sát bên dòng sông Mã và lại có một quả núi nhỏ và thấp quen gọi là núi Phú Lĩnh. Nhưng núi Phú Lĩnh cũng liền một dãy với núi Ngưu Ngoạ (trâu nằm) của làng Thọ Đồn (xã Vĩnh Yên).

- Diện tích: 72,2 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 41,49 ha; Đất phi nông nghiệp 25,94 ha; Đất GTTL + nghĩa địa 3,25 ha; Đất chưa sử dụng 1,52 ha.

- Dân số: 605 người; số hộ: 183 hộ;

- Nhà văn hóa làng: Có; diện tích: 144 m2 ;

- Khu thể thao làng: Có; diện tích: 1.821 m2

- Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp Vĩnh Yên; phía Nam giáp thôn Thổ Phụ; phía Tây giáp Sông Mã; phía Đông giáp làng Xuân Giai.

* Làng Phố Mới:

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hóa, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu, có phát triển kinh tế dịch vụ không những ở thành thị mà ở cả nông thôn. Thực hiện chủ trương của huyện về xây dựng khu vực Ngã Ba đi Kim Tân trở thành khu vực dịch vụ thương mại, tháng 11 năm 1993 Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Tiến cắt đất ở cho nhân dân dọc Quốc lộ 45 và Quốc lộ 217 từ khu đất có tên là Nổ Đơm đến đền Tam Tổng và xây dựng chợ Tây Đô ở khu Cồn Xấm để hình thành khu dân cư mới và là trung tâm dịch vụ thương mại của xã.

- Diện tích: 7,0 ha, trong đó: Đất phi nông nghiệp 6,14 ha; Đất GTTL + nghĩa địa 0,86 ha.

- Dân số: 420 người; số hộ: 127 hộ;

- Nhà văn hóa làng: Có; diện tích: 140 m2 ;

- Khu thể thao làng: Có; diện tích: 3.000 m2

- Vị trí địa lý: phía Bắc giáp làng Xuân Giai; phía Nam giáp Thị Trấn; phía Tây giáp làng Thổ Phụ; phía Đông giáp Vĩnh Long.

Làng Phố mới lấy ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm là ngày hội làng.

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC